Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ví dụ & Ứng dụng trong đời sống

thap-nhu-cau-maslow
5 bậc nhu cầu của Maslow

Abraham Harold Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ đã tạo ra tháp nhu cầu Maslow, một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất về động lực của con người. Lý thuyết của Maslow cho rằng hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi những nhu cầu sinh lý và tâm lý nhất định, tiến triển từ cơ bản đến phức tạp. 

Vậy học thuyết Maslow dựa trên nền tảng nào? 5 bậc nhu cầu của Maslow gồm những gì? Chúng ta có thể áp dụng tháp nhu cầu này vào các lĩnh vực công việc ra sao? Cùng CakeResume tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow, được phát triển bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow (1943-1954), là một lý thuyết mô tả 5 cấp bậc nhu cầu cơ bản của con người, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao. 

Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc, trong đó nhu cầu sinh lý/sinh tồn ở dưới cùng và nhu cầu tự khẳng định bản thân, có định hướng trí tuệ và sáng tạo hơn ở trên cùng.

Học thuyết Maslow cho rằng nhu cầu sinh tồn phải được thỏa mãn trước khi một người có thể đạt những nhu cầu cao hơn. Thứ bậc nhu cầu càng cao thì việc thỏa mãn các nhu cầu liên quan đó càng khó khăn hơn.

5 nhu cầu của Maslow bao gồm (từ thấp đến cao):

  1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
  2. Nhu an toàn (Safety Needs)
  3. Nhu cầu được yêu thương và kết nối (Love and Belonging Needs)
  4. Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)
  5. Nhu cầu tự khẳng định (Self-Actualization Needs)

Thứ tự của 5 bậc nhu cầu của Maslow thực ra không hoàn toàn cố định. Đối với một số người, nhu cầu được tôn trọng quan trọng hơn tình yêu, hoặc có người tin rằng họ có thể khẳng định bản thân kể cả khi không sống được trong đủ đầy.

Tuy nhiên, tháp nhu cầu Maslow vẫn được phổ biến vì bao quát được đa dạng nhu cầu của con người. Và dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, hành vi của chúng ta cũng được thúc đẩy cùng lúc bởi nhiều nhu cầu khác nhau. 

Giải thích tháp nhu cầu Maslow

1. Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý - bậc thang Maslow dưới cùng, đại diện cho những yêu cầu cơ bản để con người tồn tại về mặt thể chất, ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, chỗ ở, quần áo, hơi ấm, tình dục và giấc ngủ. Theo học thuyết Maslow, đây là những nhu cầu đầu tiên thúc đẩy hành vi của con người.

Maslow coi bậc thang này là quan trọng nhất vì tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi những nhu cầu sinh lý được đáp ứng. Cơ thể con người không thể hoạt động tối ưu nếu nhu cầu sinh lý không được thỏa mãn.

Khi nhu cầu sinh lý của một cá nhân được thỏa mãn thì nhu cầu về an ninh/an toàn sẽ trở nên nổi bật.

2. Nhu cầu an toàn

Bậc thứ 2 trong mô hình maslow là nhu cầu an toàn - khi con người muốn cảm nhận sự trật tự, khả năng dự đoán và kiểm soát trong cuộc sống. Ví dụ, trong cuộc sống hiện đại, con người mong muốn sự an toàn cảm xúc, an ninh tài chính, trật tự xã hội, tài sản, sức khỏe và thể chất (trước tai nạn hay thương tích). 

Nhu cầu an toàn có thể được gia đình và xã hội đáp ứng (ví dụ: cảnh sát, trường học, chăm sóc y tế,...). Sau khi nhu cầu sinh lý và an toàn được đáp ứng, nấc thứ ba trong bậc thang nhu cầu của Maslow là nhu cầu xã hội, có liên quan đến cảm giác thân thuộc và tình yêu.

3. Nhu cầu được yêu thương và kết nối

Ở bậc thang Maslow thứ 3, con người có nhu cầu được yêu thương, được chấp nhận, được quan tâm và xây dựng các mối quan hệ xã hội (tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,…)

Nhu cầu này đặc biệt mạnh mẽ trong thời thơ ấu của một người, và có thể lấn át nhu cầu về sự an toàn. Nói cách khác, nhu cầu được yêu thương và cảm giác thân thuộc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

networking-la-gi
Kỹ năng networking mang lại lợi ích gì?

4. Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu được tôn trọng là cấp độ thứ tư trong lý thuyết các nhu cầu của Maslow. Bậc nhu cầu này đại diện cho những mong muốn liên quan đến giá trị bản thân, thành tích và sự tôn trọng.

Maslow phân loại nhu cầu được tôn trọng thành hai loại: cái tôi (nhân phẩm, thành tích, khả năng làm chủ, tính độc lập), và danh tiếng (địa vị, sự tôn trọng của người khác).

Những vấn đề tâm lý như lòng tự trọng thấp hoặc mặc cảm tự ti có thể là kết quả của sự mất cân bằng ở cấp độ này trong tháp nhu cầu Maslow.

5. Nhu cầu tự khẳng định

Nhu cầu tự khẳng định có nghĩa là mong muốn được phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, đạt được hoài bão và sống đúng với bản chất của mình. Maslow đã mô tả cấp độ này là mong muốn “đạt được bất cứ điều gì trong khả năng của một người” trong một nghiên cứu của mình.

Mặc dù đây là cấp độ cao nhất trong 5 bậc nhu cầu của Maslow, thực ra ai trong số chúng ta cũng có thể nhận thức hoặc tập trung vào nhu cầu này một cách rất cụ thể.

Ví dụ, bạn có thể có mong muốn trở thành cha mẹ lý tưởng, một vận động viên xuất chúng hoặc doanh nhân thành đạt,...

Tháp nhu cầu Maslow 8 bậc

Tháp nhu cầu Maslow 5 bậc sau này còn được mở rộng thêm thành tháp nhu cầu Maslow 8 bậc. Hệ thống mở rộng này cho rằng con người còn có: 

  • Nhu cầu nhận thức (knowledge and understanding needs)
  • Nhu cầu thẩm mỹ (aesthetic needs)
  • Nhu cầu siêu việt (transcendence needs)

Đối với tháp nhu cầu Maslow mở rộng, cấp bậc cao nhất là nhu cầu siêu việt (nhu cầu về mặt tâm linh), chứ không dừng lại ở nhu cầu tự khẳng định.

Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong thực tiễn

🔖 Quản trị nhân sự

Ở khía cạnh quản lý nguồn nhân lực, để đáp ứng các nhu cầu sinh lý căn bản cho nhân viên, các công ty và doanh nghiệp cần cung cấp mức lương và phúc lợi toàn diện - đảm bảo họ có thể đáp ứng các nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở và chăm sóc y tế. 

Tương tự, các chuyên gia HR nói riêng và ban lãnh đạo tổ chức nói chung cũng có thể áp dụng học thuyết của Maslow để tạo động lực cho nhân viên của mình, bằng cách hỗ trợ các cấp bậc nhu cầu tiếp theo của họ. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

  • Nhu cầu an toàn: Thiết lập chính sách chống quấy rối trong nội bộ công ty, minh bạch trong trả lương,...
  • Nhu cầu được yêu thương và kết nối: Xây dựng chính sách đảm bảo work-life balance, văn hóa đoàn kết, tăng cường các chính sách nghỉ thai sản,...
  • Nhu cầu được tôn trọng: Công nhận năng lực của nhân viên, đánh giá hiệu suất công bằng,...
  • Nhu cầu tự khẳng định: Tài trợ các chương trình giáo dục, đào tạo chuyên môn, thúc đẩy sự đổi mới và tính sáng tạo trong công việc,...
quan-ly-nhan-su-la-gi
Đọc thêm: Vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

🔖 Marketing

Trong marketing, học thuyết Maslow có thể được áp dụng để các nhà tiếp thị hiểu rõ nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp, và xây dựng thông điệp marketing hiệu quả. 

Ví dụ, đối với các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh lý là thực phẩm, nước uống, nhà ở… thì việc quảng cáo được sự tiện lợi, giá trị và chất lượng là rất quan trọng.

Mặt khác, đối với những mặt hàng nhắm đến nhu cầu được tôn trọng như thời trang cao cấp, xe sang,..., marketer phải biết cách liên kết thương hiệu của mình với sự thành công và uy tín.

📍 Khám phá ngay 7 xu hướng digital marketing 2024 mà bạn nhất định phải biết!

🔖 Giáo dục

Trong giáo dục, việc áp dụng thành công 5 bậc nhu cầu của Maslow có thể là nền tảng giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh.

Ví dụ:

  • Về nhu cầu sinh lý, trường học cần đảm bảo rằng học sinh có đủ thức ăn, nước và giấc ngủ.
  • Về nhu cầu an toàn, học sinh cần cảm thấy không bị đe dọa và được bảo vệ. 
  • Về nhu cầu được yêu thương và kết nối, trường học cần tạo cơ hội cho học sinh tương tác thông qua các hoạt động nhóm, khuyến khích mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, cũng như giữa học sinh với nhau.
  • Về nhu cầu được tôn trọng, học sinh cần có cơ hội để thể hiện năng lực và được đối xử, đánh giá công bằng. 
  • Về nhu cầu tự khẳng định, việc hỗ trợ học sinh xác định và theo đuổi mục tiêu cá nhân là rất quan trọng. 


📍 Kết luận

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những lý thuyết tiên phong mô tả cách con người đáp ứng nhu cầu cá nhân của mình qua các bậc từ cơ bản đến cao cấp.

Việc hiểu về 5 cấp độ này cũng như tháp nhu cầu Maslow mở rộng không chỉ giúp chúng ta nhận thức về bản thân mà còn có thể được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày và môi trường làm việc.

Đọc thêm: Work-life balance là gì? Cách duy trì sức khỏe tinh thần nơi công sở

CakeResume là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Dasie Pham ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Mar 6th 2024

Cách trả lời thư mời nhận việc chuyên nghiệp (kèm email mẫu)

Dù chấp nhận hay từ chối, việc viết email trả lời thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được quyết định của bạn và kịp thời tiến hành các bước tiếp theo.